Đăng nhập
web_banner3
kinhdoanh.banaco@gmail.com

CuSO4.5H2O - Đài Loan

CuSO4.5H2O - Đài Loan

CuSO4.5H2O - Đài Loan

0 VND

Đồng sunphat CuSO4.5H2O 98%
Tên hóa học: Đồng sunphat
Công thức: CuSO4.5H2O
Xuất xứ : Đài Loan - 25%Cu/ bao 25kg
cuso4-5h2o-dai-loan - ảnh nhỏ  1 cuso4-5h2o-dai-loan - ảnh nhỏ 2 cuso4-5h2o-dai-loan - ảnh nhỏ 3

ĐỒNG SUNPHAT CUSO4.5H2O 98%

 
Ứng dụng: 
- Trong nông nghiệp: Diệt nấm mốc, sâu bọ phá hoại (Hỗn hợp Bordeaux, tức là dung dịch CuSO4 với vôi Ca(OH)2).
- Trong công nghiệp: Mạ đồng.
 
 
Thông tin sn phm

Tên gi khác: Đồng Sulfat

Công thc hóa hc: CuSO4.5H2O

ng dng:

 

– Diệt nấm mốc, sâu bọ phá hoại (Hỗn hợp Bordeaux, tức là dung dịch CuSO4 với vôi Ca(OH)2).

 

– Trong công nghip: Mạ đồng.

 

Hóa chất thuộc tính:Đồng (II) sulfat pentahydrat phân hủy trước khi nóng chảy ở 150 ° C, mất hai phân tử nước ở 63 ° C, tiếp theo hai ở 109 ° C và các phân tử nước cuối cùng ở 200 ° C.

 

Đồng sunphat có công thức hóa học là CuSO4.5H2O, đôi khi còn gọi là đá xanh, được sử dụng để kiểm soát tảo và tảo sợi thân lớn. Liều lượng đồng sunphat dùng để diệt các loài thực vật khác có thể gây độc đối với cá và các loài thủy động vật khác. Đồng cũng là nguyên tố vi lượng cần cho thực vật phát triển.

 

Tiếp xúc với liều lượng đồng cao sẽ ức chế thực vật phát triển hoặc giết chết thực vật do ức chế phá hủy chức năng của tế bào đảm nhận các quá trình quang hợp, hô hấp, tổng hợp chlorophyll và phân chia tế bào của thực vật.

 

Liều lượng Cu khuyến cáo sử dụng để kiểm soát tảo nằm trong một khoảng khá rộng, từ 0.06 mg/l Cu (0.25 mg/l theo CuSO4.5 H2O) đến trên 0.5 mg/l Cu (2 mg/l CuSO4.5 H2O), phụ thuộc vào loại tảo và các yếu tố tồn tại trong nước tại thời điểm tiến hành. Tảo lam dễ bị tác động bởi đồng hơn tảo lục và tảo cát là kết quả của một số nghiên cứu, tuy vậy nếu tổng quát hóa kết luận trên thì cần phải hết sức thận trọng vì từng loại trong một họ tảo có tính chịu đựng khác nhau.

 

Các yếu tố môi trường có ảnh hưởng lớn đến độc tính của đồng đối với động, thực vật. Ion đồng Cu2+ tự do là yếu tố gây độc chính đối với cả tảo và thủy động vật và vì vậy các yếu tố ảnh hưởng tới nồng độ ion đồng tự do trong nước cũng như các yếu tố tương tác theo một phương thức nào đó đối với ion đồng đều ảnh hưởng đến độc tính của đồng. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến độc tố của đồng gồm pH, độ kiềm, độ cứng, các chất hữu cơ tan và không tan trong nước. Nhìn chung nếu các thành phần trên có hàm lượng cao thì độc tính của đồng đối với tảo và thủy động vật giảm.

  

Sử dụng Đồng sunphat làm chất diệt cỏ luôn kèm theo một số nguy cơ: các yếu tố môi trường hạn chế tác dụng diệt cỏ của đồng sunphat hoặc làm tăng tính độc đối với đối tượng không cần xử lí (tôm, cá), tức là phát huy độc tính không đúng chỗ.Trong tài liệu khuyến cáo hay hướng dẫn sử dụng, các nhà sản xuất biết rõ các yếu tố ảnh hưởng đến độc tính của đồng sunphat, nhưng những chỉ dẫn thường không cụ thể, ví dụ với những lời cảnh báo như: độc tính đối với cá tăng khi nước mềm hoặc cần dùng liều lượng lớn để diệt tảo khi nước cứng.

 

Để khắc phục ở chừng mực nào đó,người ta đưa ra một công thức tính liều lượng đồng sunphat phụ thuộc vào độ kiềm của nước.

 

CuSO4.5H2O (mg/l) = độ kiềm tổng (mg/l CaCO3)/100.Công thức trên chỉ đề cập đến duy nhất yếu tố kiềm, không quan tâm được đến các yếu tố như độ cứng, chất hữu cơ, vì vậy giá trị ứng dụng cũng hạn chế.

 

Sau khi xử lí, đồng tan trong nước sẽ giảm nhanh và lắng xuống đáy theo các phương thức sau: lắng dưới dạng oxit hay hydroxit không tan, bám (hấp thụ) trên các hạt sét, mảnh hữu cơ và cùng lắng, bị hấp thu trong cơ thể thực vật, vi sinh và lắng khi chúng chết, bị bùn hấp phụ trực tiếp.

 

Ví dụ khi bón với liều lượng 4 kg/ha cho ao nuôi người ta xác định được: 95% hòa tan ở lớp nước không sâu quá 1m75, phần lớn đồng biến mất sau 1h , nồng độ đồng trở về trạng thái ban đầu (chưa xử lí) trong thời gian 24h.

 

Bón đồng sunphat cho ao nuôi có thể thực hiện như sau: cần một lượng đồng sunfat khô cần thiết cho túi vào túi vải thô, buộc vào đuôi thuyền, thuyền chạy kéo theo túi, đồng sunfat sẽ hòa tan vào nước. Cũng có thể tiến hành theo cách khác: cho hóa chất vào các túi nhỏ, thả nổi trên mặt nước, hóa chất tan dần trong nước. Trừ trường hợp có sóng mạnh hay dòng chảy lớn, phương pháp này tỏ ra không chắc chắn răng liệu hóa chất có được phân tán đều hay không, hay là quá cao ở khu vực xung quanh túi chứa.

 

Thao tác thực hiện khác là hòa tan đồng sunphat vào nước rồi phun lên mặt nước.Với mục tiêu diệt các thảm cỏ dại ở đáy ao hoặc các thảm tảo sợi thân lớn ở lớp đáy có thể bón thẳng đồng sunphat dạng khô vào nước, các hạt sẽ lắng xuống đáy, tan dần và phát huy tác dụng diệt cỏ dại. Phương pháp sử dụng hóa chất khô sẽ ít hiệu quả với mục tiêu là diệt tảo.

 

Trong nông nghip

 

Copper Sulfate nguyên chất hay Sulfat đồng, bà con nông dân thường gọi phèn xanh có phản ứng acid (chua) nên khi sử dụng riêng để phòng trừ bệnh cho cây trồng thường dễ gây hại cho cây trồng (cháy lá, hại cho hoa). Vì vậy không nên dùng riêng để phun mà hổn hợp với vôi thành thuốc có tên gọi là bordeaux (Boóc-đô) cách pha tham khảo tại trang web skhcn.vinhlong.gov.vn như sau:

 

Nguyên liệu để pha chế nước thuốc Boóc-đô là Ca(OH)2 (vôi sống hay còn gọi là vôi tươi) và CuSO4 (sulfat đồng) là những thứ rất dễ kiếm. Khi pha dung dịch sulfat đồng với nước vôi sẽ cho ra nước thuốc Boóc-đô có màu xanh da trời, không mùi. Nước thuốc này tương đối ít độc đối với người, động vật, cây trồng.
Nước thuốc Boóc-đô có thể được pha chế theo nhiều nồng độ và nhiều phương pháp khác nhau. Tuỳ theo liều lượng, cách pha chế mà nước thuốc Boóc-đô có màu sắc và phẩm chất khác nhau.

 

Nồng độ thông dụng nhất là nước thuốc Boóc-đô 1:1:100 (nước thuốc Boóc-đô 1%). Với nồng độ này, phương pháp pha chế tốt nhất là như sau: giả sử muốn pha 10 lít nước thuốc thì lấy 100gram sulfat đồng hoà tan với 8 lít nước sạch trong một xô nhựa hay lu, vại sành…(không dùng đồ chúa bằng sắt, tôn do dễ bị thuốc ăn mòn làm thủng). Tiếp đó lấy 100 gram vôi sống hoà tan trong 2 lít nước trong một xô nhựa hay lu, vại sành khác (nếu là vôi đã tôi thì dùng khoảng 130 gram).

 

Sau khi đã có dung dịch sulfat đồng và nước vôi thì đổ từ từ dung dịch sulfat đồng vào nước vôi, vừa đổ vừa khuấy đều tay. Chú ý phải làm tuần tự như trên, không được đổ ngược lại (tức là không được đổ dung dịch nước vôi vào dung dịch sulfat đồng).

 

Sau khi pha chế lấy một cây đinh khoảng 5 phân còn mới hoặc đã được mài bóng (củng có thể lấy một con dao mỏng bằng sắt mài sáng ở mũi) nhúng vào nước thuốc vừa pha khoảng một phút. Rút đinh (hoặc mũi dao) ra, nếu thấy có một lớp màu gạch cua bao phủ ở trên đinh, để ra ngoài không khí một lát, nếu lớp đó chuyển sang màu đen thì như vậy nước thuốc còn chua dễ gây hại cho cây trồng, gặp trường hợp này cần thêm nước vôi từ từ cho đến khi nào thử lại cây đinh (hoặc mũi dao) không thấy hiện tượng bị đen như trên thì đạt yêu cầu.

 

Ngun: Nước Nuôi Thy Sn- Cht Lượng & Gii Pháp Ci Thin Cht Lượng (NXB KH&KT, 2006)

Bán CuSO4 đài loan, Bán CuSO4 taiwan. Bán đồng sun phát.

Mua CuSO4 đài loan ở đâu. Cần bán CuSO4 đài loan. Cần mua CuSO4 đài loan. Kinh doanh CuSO4 đài loan. Cung cấp CuSO4 đài loan. Tìm mua CuSO4 đài loan.

Mua CuSO4 taiwan ở đâu. Cần bán CuSO4 taiwan. Cần mua CuSO4 taiwan. Kinh doanh CuSO4 taiwan. Cung cấp CuSO4 taiwan. Tìm mua CuSO4 taiwan.

Mua đồng sun phát ở đâu. Cần bán đồng sun phát. Cần mua đồng sun phát. Kinh doanh đồng sun phát. Cung cấp đồng sun phát. Tìm mua đồng sun phát.

 

Liên hệ để có giá rẻ, giá tốt, giá cả cạnh tranh.

Mr.Tùng 0902.191913 – 0243.9991166
Mr.Thiên 0942.684168 – 0969.618282

 

Hiện tại, Công ty CP Banaco đang phân phối nhiều loại phân bón:

- Kali nitrat, Potassium nitrate, KNO3

- SOP, Kali sunphat, Potassium Sulphate, K2SO4

- MOP, Kali clorua, Potassium Chloride, KCl

- Canxi nitrat, Calcium Nitrate, Ca(NO3)2.4H2O

- Axit boric, Boric acid, Boracic acid, H3BO3

- MKP, Kali Dihydrophotphat, Monopotassium phosphate, KH2PO4

- MAP, Monoammonium phosphate, Ammonium dihydrogen phosphate, NH4H2PO4

- Phân SA, Amoni sunphat, Ammonium sulphate, (NH4)2SO4

- Magiê sunphat, Magnesium sulphate, MgSO4.7H2O

- Đồng Sunphat, Copper sulphate, CuSO4.5H2O

- Mangan Sunphat, Manganese sulphate, MnSO4.H2O

- Kẽm Sunphat, Zinc Sulphate, ZnSO4.7H20

- Amoni molipđat, Ammonium molybdate, (NH4)2Mo7O24.4H2O

 

 

Công ty CP SX, TM, CÔNG NGHỆ, XNK BANACO

Uy tín chất lượng hàng đầu

Kho miền bắc: số 488 Hà Huy Tập, Yên Viên - Gia Lâm - Hà Nội

(trên google map: "Tổng kho hóa chất Banaco")

Kho số 2: Tổng kho Viglacera Long Kỷ, đường Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội.

Kho miền nam: 621 xa lộ Hà Nội - Thủ Đức - tp.HCM

                         ga Sóng Thần - tx. Dĩ An - Bình Dương

Hotline : Mr Tùng 0902.191913

               Mr Trung 0962.722991

Email: kinhdoanh.banaco@gmail.com

Địa chỉ kho hàng:
 
Tự tạo website với Webmienphi.vn